ĐHĐCĐ: Tổ chức quyền lực bị xâu xé bởi các nhóm lợi ích

ĐHĐCĐ: Tổ chức quyền lực bị xâu xé bởi các nhóm lợi ích
 
20-08-2013 08:08:09
(ĐTCK) Luật Doanh nghiệp sửa đổi phải giải quyết dứt điểm những quy định kiều "nước đôi", không rõ ràng hay "tùy nghi vận dụng".
 
>> Bài 1: Cổ đông thiểu số và cơ chế bảo vệ
>> Bài 2: Điều lệ công ty: Quan trọng đến đâu?
>> Bài 3: Hiểu đúng về các loại cổ phiếu
>> Bầu dồn phiếu và tỷ lệ thông qua nghị quyết ĐHCĐ
>> Bài 5: Hội đồng quản trị - Giới hạn trách nhiệm đến đâu?
 
Theo Luật Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP bao gồm đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), hội đồng quản trị (HĐQT); giám đốc/tổng giám đốc và ban kiểm soát (BKS). Trong đó, ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất. Vậy nhưng, thực tế quyền lực của ĐHĐCĐ lại đang bị xâu xé bởi các nhóm lợi ích trong chính công ty, khiến cho nhiều quyền lợi của các cổ đông, nhất là cổ đông nhỏ, thiểu số bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi những quy định trong Luật hiện hành chưa đủ để giúp họ bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Không có quy định chi tiết về thời gian tiến hành ĐHCĐ bất thường, khiến mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích/cổ đông trong nhiều công ty càng thêm trầm trọng
 
ĐHĐCĐ: Quyền lực đến đâu?
Luật Doanh nghiệp 2005 dành đến 11 điều quy định riêng về ĐHĐCĐ (Điều 97 - 107), cho thấy tầm quan trọng của tổ chức quyền lực cao nhất trong CTCP. Ngoài ra, thẩm quyền của ĐHĐCĐ cũng được quy định rải rác trong các điều khoản khác của Luật.
Cụ thể, với vai trò là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP, ĐHĐCĐ có các quyền và nhiệm vụ liên quan đến: thông qua định hướng phát triển của công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty.
Cơ chế để ĐHĐCĐ thực hiện quyền lực của mình là thông qua việc tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên hoặc bất thường, ít nhất mỗi năm họp một lần. Sự khác biệt của việc tổ chức họp thường niên hay bất thường chủ yếu liên quan đến các vấn đề thảo luận và thông qua (xem bảng 1). Trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định của ĐHĐCĐ có thể thông qua thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (khoản 4, Điều 104, Luật Doanh nghiệp; không áp dụng với công ty đại chúng). Luật Doanh nghiệp cũng quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến danh sách cổ đông có quyền dự họp; chương trình và nội dung họp; cách thức mời họp; quyền dự họp hoặc ủy quyền dự họp; điều kiện tiến hành đại hội; thể thức tiến hành họp và biểu quyết; cách thức thông qua quyết định; thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến bằng văn bản thông qua quyết định; biên bản họp và yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ.
 
ĐHĐCĐ bị xâu xé quyền lực bởi các nhóm lợi ích
Trong các quy định liên quan đến họp ĐHĐCĐ, Luật Doanh nghiệp chỉ quy định chi tiết về thời gian tổ chức họp (trong thời hạn tối đa là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính hàng năm). Tuy nhiên, với tình trạng trầm lắng của TTCK thời gian qua, nhiều cổ đông không quan tâm đến DN, đến kỳ họp ĐHĐCĐ nên ĐHĐCĐ thường niên lần 1 của nhiều DN tổ chức bất thành do không đủ tỷ lệ cổ đông có quyền biểu quyết tham dự theo quy định, khiến thời hạn tổ chức ĐHĐCĐ được kéo dài thêm 2 tháng 20 ngày (qua 3 lần triệu tập họp) kể từ khi kết thúc thời hạn 6 tháng nói trên. Theo quan điểm của chúng tôi, với các công ty đại chúng, niêm yết, do các yêu cầu cao về quản trị, quy chế quản trị công ty hoặc Điều lệ mẫu, nên quy định thời gian tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên tối đa là 6 tháng (bao gồm cả gia hạn) từ thời điểm kết thúc năm tài chính, bởi lẽ những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh và những vấn đề quan trọng khác cần được cổ đông/nhà đầu tư nắm bắt kịp thời.
Bên cạnh đó, do Luật không có quy định chi tiết về thời gian tiến hành họp ĐHĐCĐ bất thường (vì đại hội loại này có thể triệu tập nhiều lần trong năm tài chính) nên dẫn đến tình trạng, tại nhiều CTCP, HĐQT/BKS/cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần vì lợi ích của nhóm cổ đông đa số đã tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ bất thường ngay trong thời gian 6 tháng - vốn để dành cho triệu tập ĐHĐCĐ thường niên. Chính quy định không rõ ràng này đã khiến cho mẫu thuẫn giữa các nhóm lợi ích/cổ đông trong nhiều công ty càng thêm trầm trọng, vì bên triệu tập đại hội bất thường quan niệm rằng, họ triệu tập là vì “lợi ích của công ty” và vì luật không quy định/không cấm nên được phép triệu tập; trong khi bên phản đối thì cũng lập luận rằng, nếu đang trong thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên mà lại triệu tập đại hội bất thường là sai. Bản thân cụm từ “vì lợi ích công ty” tưởng là dễ hiểu, nhưng thực tế cũng rất mơ hồ vì trong công ty thì có nhiều lợi ích, lợi ích này phục vụ cho nhóm cổ đông nào, đa số hay thiểu số? Thực tế này đòi hỏi Luật Doanh nghiệp sửa đổi phải giải quyết dứt điểm những quy định pháp lý theo kiểu “nước đôi”, không rõ ràng hay “tùy nghi vận dụng”.
Mới đây, tại CTCP Công nghệ phẩm Hải Phòng, nhóm cổ đông đa số chiếm 70% vốn điều lệ đã tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ bất thường. Tuy nhiên, nhóm cổ đông thiểu số lại cho rằng, nếu đang trong thời gian có thể triệu tập họp ĐHĐCĐ thường niên mà lại đi triệu tập ĐHĐCĐ bất thường thì việc triệu tập họp này là sai. Chưa kể, cái mà nhóm cổ đông đa số viện dẫn là “vì lợi ích của Công ty” là nhằm phục vụ lợi ích chỉ cho nhóm cổ đông đa số/cổ đông “cá mập” đang thâu tóm Công ty bằng mọi giá, còn cổ đông thiểu số bị gạt ra ngoài rìa.
Ngoài ra, việc quy định tỷ lệ cổ phần để thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ cũng cần được điều chỉnh theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ở mức 51% thay vì mức quy định 65% hay 75% như hiện nay. Quy định này không chỉ bảo đảm cân bằng về lợi ích giữa các nhóm cổ đông, mà còn tránh được những xung đột giữa các nhóm lợi ích thông qua thiết chế ĐHĐCĐ.
 

[Quay lại]

Hỗ trợ Online

HOTLINE

0886195647
0961415969
0945451188

 leminhlaw@gmail.com
congtyluatleminh@gmail.com
lienhe@luatleminh.vn
contact@luatleminh.vn

Tư vấn khách hàng

My status

Tra cứu tên doanh nghiệp
Văn bản pháp luật

HOTLINE

0886195647
0961415969
0945451188